Công ty TNHH du lịch LATOUR Đà Lạt
Latour Đà Lạt
Điện thoại: 0855566777 - Email: latourdalattravel@gmail.com
Địa chỉ: Hẻm 19 Đào Duy Từ, Phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng

Tour Lễ Hội Cồng Chiêng Đà Lạt 2024 Chỉ Từ 200K

11-07-2024
Tour giao lưu văn hóa cồng chiêng với người bản địa tại Đà Lạt được công ty Latour tổ chức hằng ngày với nhiều chương trình hấp dẫn và ưu đãi cực lớn cho du khách vào mùa hè 2024
Tour giao lưu văn hóa cồng chiêng Đà Lạt 2024
Với khí hậu và khung cảnh tuyệt đẹp của Đà Lạt thì đây là nơi du khách sẽ lựa chọn hằng đầu cho việc nghĩ dưỡng cũng như vui chơi vào những dịp rãnh rỗi, hè, cuối tuần…tuy nhiên khi đến với thành phố mộng mơ thì buổi tối sẽ khá ít hoạt động được diễn ra, chính vì vậy tại Đà Lạt thì những người dân địa phương có tổ chức một chương trình có tên “giao lưu văn hóa cồng chiêng” để du khách có thể giao lưu và tìm hiểu đôi nét về văn hóa nơi đến. Hãy cùng Latour tìm hiểu về chương trình này nhé!
hotline/zalo: 0855566777 - Latour
Giao lưu văn hóa cồng chiêng Đà Lạt là gì?
tour cồng chiêng Đà Lạt
Giao lưu cồng chiêng Đà Lạt
 
Chúng ta vẫn thường nghe chương trình giao lưu văn hóa cồng chiêng Đà Lạt hay tour cồng chiêng Đà Lạt nhưng thực sự cũng đang rất khó hình dung về chương trình này, để dễ nhất thì chúng ta nên hiểu đó là tên gọi của một chương trình giao lưu với người bản địa, lấy tiếng cồng – tiếng chiêng làm chủ đạo và song song với đó là những điệu múa dân gian, những tái hiện của những lễ hội của người đồng bào K’ho nơi đây.
Vậy cồng – chiêng là gì?
Cồng Chiêng là nhạc khí tự thân vang, loại nhạc khí có định âm thuộc chi gõ và chi đấm của dân tộc Việt và nhiều dân tộc Việt Nam.Cồng, Chiêng có mặt trong âm nhạc của hầu hết các dân tộc Việt Nam. Cồng, Chiêng xuất hiện trong nghệ thuật dân gian từ những thời xa xưa nhất và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, chúng ta sẽ dễ bắt gặp trong không gian của tour cồng chiêng Đà Lạt.
cồng - chiêng
Cái Cồng - Cái Chiêng
 
Cồng có khả năng đã xuất hiện trước hoặc cùng thời với Trống Đồng vì trong các hoa văn Trống Đồng đã có khắc họa hình một dàn Cồng, Chiêng. “Cồng”để chỉ loại có núm, và “Chiêng” để chỉ loại không núm, tuy nhiên trong dân gian không có sự phân biệt rõ rang, đồng bào cho rằng Cồng (có núm) có tuổi đời xưa hơn là Chiêng (không có núm) vì nếu so sánh Cồng với mặt Trống Đồng thì Trống Đồng có hình dáng như một cái Cồng lớn, với giả thiết Cồng ra đời trước Chiêng mặt dù về mặt kỹ thuật thì đúc Cồng khó hơn đúc Chiêng. Nghệ thuật Cồng, Chiêng ở Việt Nam đã gắn chặt với nền văn hóa cổ truyền của dân tộc (lễ nghi, phong tục và tín ngưỡng) và mỗi dân tộc đều sử dụng Cồng, Chiêng theo những hình thức khác nhau về loại hình và biên chế. Tại Đà Lạt thì nhạc cụ này phổ biến với người K’ho, họ sử dụng trong các ngày lễ lớn để cầu thần linh hoặc đón khách quý, trong đó giao lưu với các vị khách đến từ miền xuôi trong tour cồng chiêng Đà Lạt cũng là một nghi lễ quan trọng của họ.
lửa trại cồng chiêng
Lửa trại giao lưu cồng chiêng với người K'ho
 
Cồng, Chiêng là nhạc khí tự thân vang gõ phổ biến tại Việt Nam, đồng thời ở một số nước khác ở Châu Á cũng có.
Cồng, Chiêng làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỉ lệ của các hợp kim rất khác nhau tùy theo nơi đúc, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có bờ gọi là thành. Cồng luôn luôn có núm ở giữa, Chiêng có hai loại: Chiêng có núm ở giữa gọi là Chiêng núm và Chiêng không có núm gọi là Chiêng bằng.
Cồng, Chiêng có nhiều cỡ to nhỏ, dày mỏng khác nhau, có loại đường kính rộng 90cm, phải treo lên giá đỡ, khi đánh lên tiếng ngân rền như sấm, có loại nhỏ đường kính chỉ 15cm, tiếng cao, trong trẻo.
Cồng, Chiêng huyền bí, âm u, mang đậm sắc núi rừng, âm thanh to, vang xa.
Người Việt đánh Cồng, Chiêng bằng dùi gỗ bọc vải hoặc da thú mềm hay mủ cao su, chỉ có người dân tộc (M’Nông) đánh bằng nấm tay, nghe êm nhưng kém vang. Cồng hay Chiêng có núm thì đánh vào núm: tiếng ấm vang. Chiêng bằng thì đánh vào mặt Chiêng.Cồng, Chiêng được nhiều dân tộc sử dụng với những biên chế rất khác nhau.Ở người Việt (Kinh) thường chỉ thấy sử dụng một Cồng đi với một Trống Cái, đánh giữ nhịp cho người chủ tế vái lạy trong các đình làng, hồi Chiêng trống “tùng – bili” được coi là hồi âm thanh bi thảm.
Dàn Cồng Chiêng của người K’ho trong tour cồng chiêng Đà Lạt từ 5 đến 20 cái do mỗi người cầm một cái. Sự kết hợp giữa trong cái Chiêng và cái Cồng là công thức cổ xưa nhất có ở nhiều dân tộc và dàn nhạc Chiêng, Cồng . Ở Tây Nguyên, nơi mà Chiêng, Cồng phát huy tính âm nhạc cao nhất, nếu ở các dân tộc Việt, Thái, tày, Khơ Mú, Cồng Chiêng mới chỉ được sử dụng như các nhạc cụ nhịp điệu, thì ở dân tộc K’ho và các dân tộc Tây Nguyên Cồng, Chiêng được tổ chức thành dàn nhạc , diễn tấu những bản nhạc đa âm (multiphony) với các hình thức chủ điệu (homophony), đa điệu (heterophony), hòa điệu (harmony) khác nhau. Đây chính là giá trị quý báu của nghệ thuật âm nhạc Cồng, Chiêng của các dân tộc Việt Nam (Tô Ngọc Thanh  - giới thiệu một số Nhạc cụ dân tộc thiểu số Việt Nam – Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc TP.HCM-1995). Nghệ tuật Cồng, Chiêng rất đa dạng, phong phú về mặt tiết tấu mà còn ở giai điệu, hòa âm và nghệ thuật trình diễn kết với múa dân gian. Khi đến nơi giao lưu tour cồng chiêng Đà Lạt thì quý khách sẽ dễ thấy hình ảnh Cồng, Chiêng do một nhóm người đồng diễn, mỗi người chỉ sử dụng một Cồng hoặc một Chiêng, bộ Cồng, Chiêng này thường diễn tấu độc lập ít khi có các nhạc khí khác phụ họa hoặc nếu có chỉ với một hai trống da hoặc bộ lục lạc cũng bằng đồng.
Tổ chức lễ hội cồng chiêng Đà Lạt ở đâu?
Tại thành phố ngàn hoa có khá nhiều nơi tổ chức chương trình tour cồng chiêng Đà Lạt, tuy nhiên đại đa số sẽ tập trung tại khu vực chân núi Langbiang nơi có người đồng bào K’ho sinh sống, họ chính là người bản địa tại Lâm Đồng. Đến với khu chân núi chúng ta sẽ dễ thấy được hình ảnh những người dân bản địa còn sinh sống trong khu làng có lịch sử hàng trăm năm với nhiều bộ tộc nhỏ khác nhau như Chill, Lat…mỗi bộ tộc đều sẽ có những người tộc trưởng và chính những tộc trưởng ấy sẽ là người đứng ra tổ chức tour cồng chiêng Đà Lạt để giao lưu với những vị khách đến từ phương xa.
sơn nữ lanbiang
cô sơn nữ múa hát tại điểm cồng chiêng Tẹ - Saly
 
Đơn cử tại chân núi Langbiang chúng ta sẽ thấy gia đình Tẹ và Saly hoặc K’druynh là 2 nơi mà sẽ tổ chức hằng tối nhiều nhất để giao lưu với du khách.
Nếu quý khách không có thời gian vào buổi tối để vào chân núi Langbiang để giao lưu thì một nơi khác cũng hay tổ chức đó là khu du lịch thung lũng tình yêu – mộng mơ nằm ngay trong trung tâm thành phố Đà Lạt, tuy nhiên tại đây thì tour cồng chiêng Đà Lạt phải được đặt trước và ít dễn ra.
Giao lưu uống rượu cần 
 
Thời điểm tổ chức giao lưu văn hóa cồng chiêng là khi nào?
Tại thành phố mộng mơ thì tour cồng chiêng Đà Lạt thường sẽ diễn ra vào tầm 18h30 hằng ngày và sẽ kết thúc tầm 21h, sở dĩ chương trình giao lưu vào buổi tối vì ban ngày những người dân địa phương sẽ phải làm những công việc hằng ngày đồng áng, chăn nuôi…và đến tối họ mới có thời gian rãnh rang để giao lưu cùng những vị khách phương xa. Với những ngày cuối tuần thì chương trình giao lưu tour cồng chiêng Đà Lạt sẽ có thể trễ hơn hoặc sớm hơn khi những đoàn khách vào làng đông và sẽ được những người tổ chức sắp xếp cho phù hợp nhất.
Chi phí để giao lưu văn hóa cồng chiêng là bao nhiêu?
Có rất nhiều nơi để tham gia chương trình giao lưu cồng chiêng, tuy nhiên mức phí mà quý khách sẽ phải trả (vé vào cổng) cho nơi giao lưu dao động từ 180.000đ đến 220.000đ/khách tùy vào thời điểm và dịch vụ của quý khách lựa chọn. Nếu quý khách vào và chỉ xem và giao lưu, không sử dụng rượu cần và thịt nướng thì chúng ta chỉ cần trả mức phí từ 180.000đ/khách, nhưng nếu có sử dụng rượu cần và thịt nướng thì sẽ trả mức phí từ 200.000đ/khách nhé! Đây là mức phí của nhà tổ chức thu của khách khi đến giao lưu và chưa bao gồm chi phí di chuyển đến với nơi tổ chức. Còn nếu quý khách muốn tiết kiệm hơn có thể book tour cồng chiêng Đà Lạt với giá trọn gói chỉ từ 250.000đ đã bao gồm xe đưa đón, hướng dẫn viên, rượu cần, thịt xiên nướng và phí giao lưu nhé!
Các đơn vị tổ chức tour cồng chiêng Đà Lạt
Hiện tại có rất nhiều công ty tổ chức tour cồng chiêng Đà Lạt, để giúp quý khách có thể chọn được công ty uy tín và giá tốt nhất thì Latour xin đề xuất những công ty như sau:
  • Công ty TNHH du lịch Latour Đà Lạt
Địa chỉ: hẻm 19 Đào Duy Từ, P4, Đà Lạt
Số điện thoại/zalo: 0855566777
Giá tour cồng chiêng 250.000vnđ/khách
  • Công ty Du Lịch Dala
Địa chỉ: hẻm 15 Ngô Quyền, P6, Đà Lạt
Số điện thoại/zalo: 0917055065
Giá tour cồng chiêng: 250.000vnđ/khách
  • Công ty Đà Lạt Trong Tôi
Địa chỉ: hẻm 11 đường 3/4, P3, Đà Lạt
Số điện thoại/zalo: 0789258899
Giá tour cồng chiêng: 270.000vnđ/khách
  • Công ty Đà Lạt Holiday
Địa chỉ: T21 đường Triệu Việt Vương, P4, Đà Lạt
Số điện thoại/zalo: 0914829372
Giá tour cồng chiêng: 250.000vnđ/khách
  • Công ty Happyday
Địa chỉ: 18 Phan Bội Châu, P1, Đà Lạt
Số điện thoại/zalo: 0263986986
Giá tour cồng chiêng: 300.000vnđ/khách
Trên đây là những công ty uy tín để quý khách có thể lựa chọn và tham khảo, nếu quý khách cần hỗ trợ thêm và thông tin tour cồng chiêng Đà Lạt có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0855566777 hoặc Webside: Latoourdalat.com để được hỗ trợ nhé!
 
 
 
 
 
 

GỌI ĐIỆN SMS CHỈ ĐƯỜNG
Contact Me on Zalo
0855566777