Làng Cù Lần và khu trưng bày gốm cổ đặc sắc
21-10-2017
Làng Cù Lần vốn là điểm đến lý tưởng dành cho những du khách thích trải nghiệm không gian thanh bình miền “sơn cước”, một sân chơi âm nhạc cộng đồng đặc sắc…
Nhưng chắc hẳn ít người biết đến nơi đây còn là một không gian lưu giữ bộ đồ gốm cổ rất giá trị của nhà sưu tập Nguyễn Quốc Dũng.
Ngôi làng Cù Lần đậm chất văn hóa rừng
Làng Cù Lần được xây dựng bằng tất cả tâm huyết của ông chủ “làng” chính là nhạc sỹ Văn Tuấn Anh, tác giả của ca khúc “Trái tim Cù Lần”. Ngôi làng thu hút khách du lịch bởi không gian êm đềm đậm chất rừng, hài hòa giữa 2 yếu tố Văn hóa và Môi trường núi rừng. Những ngôi nhà rông và nhà sàn đồng bào cách điệu nằm cheo lao trên sườn núi, những cây cầu khỉ vắt vẻo, hờ hững như mời gọi mà du khách cuống quýt bước qua…
Làng Cù Lần được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo của đồng bào Tây Nguyên, họa tiết trang trí được chắt lọc kỹ lưỡng từ những hoa văn tinh tế trên trang phục của đồng bào dân tộc vừa mang dáng dấp truyền thống, vừa có sự bay bổng… khiến cho du khách cảm thấy mê hoặc kỳ lạ. Bên cạnh đó, làng còn thu hút khách bởi rất nhiều dịch vụ dã ngoại, giải trí như leo núi, đi xe địa hình, săn bắt, chèo bè vượt suối, giao lưu cồng chiêng…
Làng Cù Lần đặc sắc hơn với không gian gốm cổ
Nguyễn Quốc Dũng là thành viên của Câu lạc bộ Unessco tỉnh Lâm Đồng. Anh có niềm đam mê mãnh liệt đối với đồ cổ từ khi còn rất trẻ và bắt đầu sưu tầm cổ vật từ năm 2001. Là người gốc Đà Lạt, vì cảm mến anh Văn Tuấn Anh – một con người đến từ nơi khác những lại mang tâm huyết và ý thức khôi phục một ngôi làng Tây Nguyên cổ tại cao nguyên Lâm Viên nên anh đã quyết định hợp tác đưa bộ sưu tập gốm cổ vào Khu du lịch Làng Cù Lần để chúng có một không gian phù hợp để lưu giữ và quảng bá. Không gian gốm cổ đã dần trở thành góc di sản quý được lưu giữ tại Làng Cù Lần. Chính điều này đã tạo thành điểm nhấn văn hóa quan trọng tại khu du lịch.
Không gian gốm cổ quy tụ 114 món đồ quý hiếm mang nét văn hóa đặc trưng của người dân bản địa Tây Nguyên. Chúng đã dệt nên những câu chuyện thú vị về quá trình du nhập của nhiều nguồn văn hóa khác nhau vào vùng núi Tây Nguyên từ hàng trăm năm về trước. Đó là nét đặc sắc của văn hóa rượu cần qua các bộ chóe, chum, bình…; là tục mẫu hệ qua chóe mẹ bồng con; bát đĩa ăn cơm, đồ đựng gia vị…
Bộ sưu tập đa dạng về nguồn gốc gồm dòng gốm Việt (Châu Ổ, Quảng Đức…), gốm Chăm Pa (sành, gò…), gốm Thái Lan, gốm Trung Quốc… Đặc biệt là du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng, tìm hiểu và khám phá những hiện vật thuộc dòng gốm quý Céladon mà số lượng tồn tại hiện nay chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay với kích thước khủng lên đến 74 cm được làm ra từ thế kỉ VII – TKX.
Bạn còn ngại ngần gì mà không book tour du lịch Đà Lạt và giành thời gian của mình để khám phá miền sơn cước hữu tình Làng Cù Lần và tìm hiểu về dòng gốm quý của nhân loại vô cùng giá trị.
Thông tin khác
- » Một ngày khám phá du lịch Đà Lạt đầy thú vị
- » Tour du lịch Đà Lạt hằng ngày giá rẻ
- » Các địa điểm tổ chức Team Building tại Đà Lạt vô cùng hấp dẫn
- » Thánh thất Đa Phước - Cao đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt
- » Tour du lịch Đà Lạt 1 ngày, khám phá thành phố Đà Lạt 1 ngày
- » Khu du lịch Lá Phong Đà Lạt– độc đáo kiến trúc ngôi nhà 132 mái
- » Trại Mát lung linh sắc màu huyền ảo với “nông trại Đom Đóm”
- » Kiến trúc châu Âu độc đáo cho Album cưới chỉ có tại Đà Lạt